Dr. Philip Cao

Stay Hungry. Stay Foolish.

Công-Nghệ-Dưới-Góc-Nhìn-Của-Người-Nông-Dân #1: Liệu có thể nghe nhạc hay hơn với iPhone?

8 min read

iphone-mojo

Tuần này tôi nhận được câu hỏi như sau:Chào Anh-Nông-Dân-Công-Nghệ @PHC, em là fan của Táo-Cắn-Dở (chắc là Apple rồi, lol) và rất thích nghe nhạc giống anh (— oài, sao biết hay vậy ta, lol), anh biết cách nào giúp em nghe nhạc hay trên các thiết bị iDevices không ạ, nhất là trên iPhone? Em hay nghe nhạc trên iPhone nhưng chất lượng âm thanh không được hay lắm ạ. Em cám ơn anh.”

Thật là trùng hợp là tôi cũng thích vừa Cắn-Dở-Táo vừa thưởng thức âm nhạc, he he. Mà nói thật tôi ghét Apple Music. Ai đời đến giờ mà vẫn chỉ cho nghe mỗi 320kbps AAC lossy, trong khi người ta đã cho nghe và tải offline lossless ầm ầm. Bỏ membership của Apple Music ngay và luôn. Bản thân tôi đã tiến hành qua 1 số bước sau đây và thấy chất lượng âm thanh tăng lên đáng kể, nên mạo muội chia sẻ lại với bạn, cũng như với các bạn thích Cắn-Dở-Táo như sau:

Bước 1: Đầu tiên để nghe nhạc trên iPhone hay hơn là phải có cái iPhone ngon hơn, he he. Nhất là cố gắng tậu cái iPhone 6S/6S Plus nhé. Lý do đơn giản: với dòng này, Apple dùng đến 3 IC cho Audio: 2 x Apple/Cirrus Logic 338S1285 Audio IC + 1 x Apple/Cirrus Logic 338S00105 Audio IC (http://www.chipworks.com/about-chip…). Và dĩ nhiên cho chất lượng âm thanh tốt nhất trong các dòng iPhone.

iphone6p-gray

Bước 2: Không nhiều người để ý rằng để nghe nhạc hay thì cần phải có nguồn nhạc có chất lượng hay. Tối thiểu bây giờ phải nghe với lossless, kiểu như FLAC hay ALAC, tốt hơn nữa thì AIFF/WAV, tức là chuẩn y chất lượng CD luôn, không nén như lossless. Nhiều người bảo lossless thì dung lượng còn 1 nửa mà không làm suy giảm chất lượng âm thanh gốc, nhưng theo ngu ý và trải nghiệm của tôi thì không thực sự hoàn toàn như vậy, nếu có thể thì AIFF/WAV vẫn tốt hơn. Dĩ nhiên cũng phải hợp thời với xu hướng streaming service nữa chứ nhỉ. Có rất nhiều dịch vụ, nhưng tôi chọn TIDAL (http://tidal.com/), với gói HiFi và tôi chỉ phải trả 96HKD mỗi tháng. Bù lại tôi có thể truy cập, nghe và cache offline 30 triệu bài hát chất lượng lossless (FLAC) trên iPhone của tôi. Lý do thêm mà tôi chọn TIDAL là nó có thể tích hợp vào Audirvana Plus trên cái Home Center (Mac Mini) của tôi và có thể dùng chung cho hệ thống Low-End Audio ở nhà :))))). Lưu ý là do TIDAL chưa chính thức mở dịch vụ ở Việt Nam nên tôi dùng dịch vụ thông qua ứng dụng WiMP. Vừa có nguồn nhạc nhiều (30 triệu bài), hay, chất lượng mà vừa có bản quyền, thật là tiện cả đôi đường :)))))

tidal

Bước 3: Nếu bạn thấy chất lượng của TIDAL HiFi hay lossless music (FLAC, ALAC) hay AIFF/WAV vẫn chưa đủ phê, thì tôi khuyên bạn nên sưu tầm các nguồn nhạc dạng DSD/DXD. Và đây cũng là định dạng yêu thích của tôi. Chất lượng thì tuyệt cú mèo miễn bàn, một khi bạn đã nghe DSD/DXD, tôi tin là bạn sẽ không muốn nghe các định dạng tôi vừa nhắc trước đó :))))). Câu hỏi đặt ra là: làm sao chơi DSD/DXD trên iPhone? Chắc chắn phải dùng ứng dụng đặc biệt rồi. Lý do: một lần nữa Apple là Trùm-Củ-Chuối. Audio IC trên iPhone hỗ trợ được đến 24bit, 96kHz nhưng Apple hạn chế iTunes chỉ chơi ở 16bit và 48kHz với lớp CoreAudio của iOS, do đó phải sử dụng ứng dụng đặc biệt để bypass qua CoreAudio và đọc thẳng xuống Audio IC để phát huy hết công lực của Audio IC. Ứng dụng được yêu thích của tôi là Onkyo HF Player (https://itunes.apple.com/us/app/onk…), dĩ nhiên là phải trả $9.99 để có được khả năng play HD với DSD/DXD nhưng theo tôi là đáng đồng tiền bát gạo. Chỉ việc kéo thả các bài hát DSD/DXD vào app là tha hồ nghe rồi. Có thể tham khảo chi tiết cách cài đặt ở đây: https://phc-audio.com/2016/05/30/au…

onkyo-hf-player

Bước 4: Sau khi chuẩn hoá về thiết bị iPhone và nguồn nhạc, ứng dụng phát nhạc, phần cũng cực kỳ quan trọng là tai nghe. iPhone chỉ hỗ trợ ngõ ra audio-out 3.5mm (unbalanced), do đó mấy con IEM balanced của tôi đành phải bỏ xó :)))). Tai nghe đi kèm với iPhone thì thôi rồi, chỉ nên dùng để nghe gọi điện thoại thôi thì hợp lý, he he. Mày mò thử rất nhiều tai nghe 3.5mm nhưng chẳng vừa ý với cái nào cả, vừa may được nghe thử Sennheiser IE800 (tham khảo thêm về IE800 ở đây: https://phc-audio.com/2016/05/16/as…) do một anh bạn đồng môn Rock giới thiệu và ưng ý ngay ở lần nghe đầu tiên. Dĩ nhiên ở đây bạn có thể chọn bất cứ tai nghe nào bạn thích mà phù hợp với sở thích cá nhân và cả túi tiền của mình. Thậm chí nếu có tiền thì chơi luôn tai nghe IEM (in-ear monitoring) và dùng unbalanced cable. Tôi vẫn khuyến nghị sử dụng tai nghe dạng in-ear với iPhone để tiện dụng và di chuyển linh động, nhất là với bạn nào mang kính cận :)))))

sennheiser-ie800-includes

Bước 5: Đây là bước nâng cấp tuỳ chọn nếu bạn thấy chất lượng của 3 con Audio IC đi kèm với iPhone 6S/6S Plus vẫn chưa đủ phê với bạn. Tôi khuyến nghị kết hợp với 1 external DAC để tăng mức trải nghiệm tối đa. Và dĩ nhiên thông thường cũng phải trang bị thêm Apple CCK – Lightning to USB Adapter để tương thích với chuẩn USB Digital trên các external DAC. Một lựa chọn yêu thích của tôi là Chord Mojo: https://phc-audio.com/2016/05/23/ch… https://phc-audio.com/2016/05/23/ch… Lý do: rất đáng đồng tiền bát gạo cho 1 DAC nhỏ gọn, linh động mà năng lực trình diễn thì thôi khỏi bàn. Một trong những đầu tư thực sự đáng giá với chip FPGA chuyên dụng của Chord Electronics cho khả năng chơi nhạc lên đến 32bit, 384kHz. Ngoài ra với 2 cổng 3.5mm audio out, có thể sử dụng đồng thời 2 tai nghe và tôi tin là các cặp đang yêu hay nghe nhạc cùng nhau sẽ rất thích lựa chọn này, he he :))))))))

chord-mojo-iphone-62-small

Bước 6: Đây là bước nâng cấp tuỳ chọn cho Chord Mojo. Sợi dây cáp USB đi kèm của Chord Mojo vẫn chưa thực sự phát huy được hết năng lực của Chord Mojo, nên tôi khuyến nghị thay thế bằng 1 sợi cáp USB hỗ trợ chất lượng âm thanh tốt hơn, ở đây ví dụ là Moon Audio Silver Dragon USB: https://www.moon-audio.com/apple-cc… Nếu bạn nào sợ bị trầy xước với Chord Mojo thì có thể trang bị thêm trang phục bảo vệ: https://www.moon-audio.com/chord-mo…

moon_audio_silver_dragon_usb_cable
chord_mojo_case

Như vậy là sau 6 bước, tôi tin rằng bạn sẽ lột xác iPhone của mình thành một giải pháp nghe “Digital Low-End Audio” tiện dụng và với chi phí phải chăng, đáng đồng tiền bát gạo. Và liệu có thể nghe nhạc hay hơn với iPhone? Câu trả lời đã có ngay và luôn rồi nhé :))))

Tạm thời đến đây thôi nhé, Người-Nông-Dân lại phải cắn tiếp Táo-Cắn-Dở và vác cuốc ra đồng tiếp đây. Hẹn gặp lại các bạn trong series “Công-Nghệ-Dưới-Góc-Nhìn-Của-Người-Nông-Dân” tiếp theo nhé.

Người-Nông-Dân-Công-Nghệ // Philip Hung Cao // Saigon, 07-2016

Leave a Reply

Copyright © 2006-2024 Dr. Philip Cao. All rights reserved

Discover more from Dr. Philip Cao

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading