Fujitsu Primergy RX600 S6 – Giải pháp máy chủ cho các ứng dụng quan trọng

Kênh giải pháp xin được phép giới thiệu với các bạn dòng Fujitsu Primergy RX600 S6 thế hệ mới . Với thiết kế mở rộng linh hoạt và mục đích phục vụ các ứng dụng quan trong , các giải pháp ảo hóa cho doanh nghiệp

Điểm đặc biệt đầu tiên xin được giới thiệu với các bạn là dòng Fujitsu Primergy RX600 S6 chạy dòng CPU Intel Xeon E7 mới nhấn với khả năng 40 nhân trên CPU Xeon E7 – 4850 với công nghệ Intel’s Hyper-Threading và tối đa chạy được tất cả 80 nhân chỉ trong 1 Chassis 4U như hình .

Khe cắm Ram được thiết kế riêng biệt và gắng trên từng slot RAM , mỗi slot hỗ trợ 8 khe cắm DIMMs trên Fujitsu Primergy RX600 S6 hỗ trợ 8 Slot như các bạn nhìn thấy trên hình như vậy chúng ta có thể gắng tối đa trên 64 khe DIMM .

Mặc dùng CPU Intel Xeon E7 hỗ trợ tối đa lên tới 2Tb bộ nhơ như do hiện tại chúng ta chỉ có thể gắng được tối đa 1Tb trên Fujitsu Primergy RX600 S6 và chờ đợi dòng RAM 32Gb
Với công nghệ Intel’s RAS (Reliability, Availability and Serviceability) một điểm nhấn nổi bật trên Fujitsu Primergy RX600 S6 là khả năng Hot-swap cho các khe RAM . Bạn có thể thay thế nóng hoặc gắng thêm bộ nhớ cho máy chủ kể cả khi máy chủ vẫn đang hoạt động bình thường .

Với một kiều dáng được thiết kế với khả năng mở rộng các Modudle bổ sụng được gắng vào một cách dễ dàng . Fujitsu Primergy RX600 S6 đúng là một sự suy xét dành cho bạn
Công suất nguồn tiêu thụ được Fujitsu cam kết tối ưu khi trang bị 4 Module hot-swap power và công suất chịu tải với 80 core cũng chỉ có 760W , mức tiêu thụ này hiện nay là thấp nhất trong các dòng Enterprise . Kể cả với Dell thế hệ mới R910 công suất tiêu thụ 859W

“Lên mây” nhanh chóng bằng Mạng ứng dụng ảo

Ảo hóa toàn bộ hệ thống

Với hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) truyền thống thì để triển khai được ứng dụng mới, các doanh nghiệp phải lên kế hoạch, tính toán cấu hình, đặt mua thiết bị, cài đặt và chạy thử. Các bước này khiến doanh nghiệp tiêu tốn ít nhất là hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới có thể triển khai xong ứng dụng. Nếu dùng giải pháp Mạng ứng dụng ảo (Virtual Application Networks), “triển khai xong ứng dụng chỉ tính bằng phút mà vẫn đảm bảo các mức chất lượng dịch vụ và đơn giản hóa quản trị điện toán mây”, đó là khẳng định của đại diện hãng HP về khả năng hỗ trợ điện toán đám mây “siêu tốc” trong giải pháp này.

Một trung tâm dữ liệu điển hình với 500 máy chủ, bao gồm khoảng 20 máy ảo trên một máy chủ vật lý sẽ đòi hỏi phải triển khai thủ công hơn 50.000 thành phần mạng tính theo từng cổng (port). Người dùng muốn triển khai ứng dụng mới trong môi trường này cần sự hợp tác chặt chẽ của các đội quản trị hạ tầng về máy chủ, mạng cho đến trung tâm dữ liệu, v.v… Những việc này khiến thời gian cần để triển khai tác vụ trên mất đến 4 tuần (nguồn “Based on HP internal testing”).

Ông Justin Chiah khẳng định chỉ mất vài phút đã triển khai xong ứng dụng bằng giải pháp mới của HP

 Khác hẳn cách quản trị thủ công, Mạng ứng dụng ảo (Virtual Application Networks) cung cấp một góc nhìn theo hướng ảo hóa hệ thống mạng (lấy thông tin từ các thiết bị vật lý) giúp chuyển đổi một hệ thống mạng vật lý của doanh nghiệp vốn cứng nhắc thành hệ thống mạng ảo mềm dẻo hơn có thể lập trình được, đa chức năng và có thể nhận biết ứng dụng. Virtual Application Networks dùng các mẫu chuẩn (templates) để phân biệt các yêu cầu của các ứng dụng khác nhau và đảm bảo hiệu năng tối ưu cũng như độ tin cậy cho các ứng dụng này. Từ đó, bộ phận CNTT trong doanh nghiệp có thể triển khai các ứng dụng trên nền điện toán đám mây đến người dùng chỉ mất vài phút thay vì vài tuần và đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu về mức chất lượng dịch vụ cung cấp SLA được đồng nhất bằng cách dùng các mẫu để tự động hoá việc vận hành của toàn hệ thống mạng.

Ông Justin Chiah, Giám đốc Nhóm hệ thống Mạng (Networking), HP châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản nói: “Trong kỷ nguyên của điện toán đám mây, khách hàng cần khả năng triển khai các ứng dụng đến bất kỳ thiết bị và bất kỳ người dùng nào đang truy xuất vào hệ thống mạng từ bất cứ nơi đâu với chất lượng mức dịch vụ luôn được đảm bảo, hiện nay, chỉ có duy nhất HP chúng tôi có khả năng cung cấp cho khách hàng một hệ thống mạng ảo hoá hoàn chỉnh từ trung tâm dữ liệu đến người dùng cuối, hệ thống được quản trị bởi bởi nền tảng đồng nhất có khả năng cung cấp triển khai những ứng dụng mới nhanh chóng trong thời gian chỉ tính bằng phút.”

Đây là một sản phẩm mới phục vụ cho điện toán đám mây, giúp tăng tốc trong việc triển khai ứng dụng. Giải pháp này đơn giản hoá quản trị và đảm bảo các mức chất lượng dịch vụ mạng thoả thuận (SLAs) trong đám mây và các mô hình tính toán động khác xuyên suốt toàn bộ kiến trúc mạng HP (HP FlexNetwork architecture).

Nền tảng mở được quản trị toàn diện bằng chính sách

Các cách tiếp cận của các hãng khác sử dụng mô hình Mạng ảo hóa xếp chồng (Overlay Virtual Network) không tích hợp trực tiếp với hệ thống phần cứng ở cấp độ vật lý. Vì vậy, các tổ chức phải duy trì cả mạng ảo và mạng vật lý với nhiều loại công cụ quản trị, làm tốn thêm nhiều chi phí phát sinh và gây phức tạp trong hệ thống quản trị.

Phương thức sử dụng các giao diện dòng lệnh mạng (Network command line interfaces – CLI) và lập trình theo kịch bản (scripts) là phương thức tiêu biểu ứng dụng cho các thiết bị mạng đời cũ, đòi hỏi việc lập trình vật lý cho từng thiết bị đối với từng tập thuộc tính kết nối mạng. Điều này dễ nẩy sinh lỗi, phức tạp và tốn kém chi phí vận hành cho các môi trường dựa trên điện toán đám mây.

Mạng ứng dụng ảo loại bỏ được những bất cập của phương thức sử dụng mạng xếp chồng, các giao diện dòng lệnh mạng (CLI) và lập trình theo kịch bản. Giải pháp này khai thác các công nghệ thông minh được hỗ trợ bên trong hệ thống phần cứng máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng để ảo hóa và tự động hoá các kết nối thông tin mạng thông qua các hạ tầng ảo và vật lý với hệ thống phần mềm quản trị HP (HP Intelligent Management Center – IMC). Mạng ứng dụng ảo sẽ tự động hoá các tác vụ triển khai và tinh chỉnh để thực hiện việc tối ưu hoá về mặt hiệu năng. Nó cũng chủ động khai thác sức mạnh đòn bẩy của các thành phần công nghệ mạng được định nghĩa bởi phần mềm (Software Defined Networking – SDN), bao gồm OpenFlow là công nghệ được HP cùng các đối tác chính trong ngành CNTT tiên phong phát triển. OpenFlow được hỗ trợ sẵn trên các dòng thiết bị chuyển mạch (switch) mang thương hiệu Networking của HP.

Ông Rohit Mehra, Giám đốc phụ trách Hạ tầng Truyền thông tập đoàn Enterprise Communications Infrastructure, IDC, cho biết: “Ngày càng có nhiều ứng dụng và dịch vụ doanh nghiệp được cung cấp qua điện toán đám mây và hệ thống mạng ngày càng giữ một vai trò quan trọng then chốt trong toàn hệ thống CNTT. Đồng thời, nhu cầu sử dụng các dạng dữ liệu và ứng dụng đa phương tiện cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng ảo hoá về mạng của doanh nghiệp cũng tăng lên rất nhanh. Các hệ thống mạng cũ kỹ thường vận hành cố định, không phân biệt được ứng dụng và đòi hỏi quản trị bằng tay, dẫn đến cung cấp dịch vụ kém và không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh cần thay đổi, do đó hạn chế tiềm năng của điện toán đám mây. Chiến lược Mạng Ứng dụng Ảo (Virtual Application Network) của HP là một ví dụ tốt cho các doanh nghiệp đang muốn theo đuổi mô hình xây dựng hệ thống điện toán mây.”

Chức năng mới trong IMC hỗ trợ triển khai Mạng ứng dụng ảo

Để đưa ra sản phẩm trong pha đầu tiên của hệ thống Mạng ứng dụng ảo, HP đã đưa ra một loạt chức năng mới trong sản phẩm hệ thống quản trị hàng đầu của mình là Trung tâm quản trị thông minh (HP Intelligent Management Center – IMC). Đây là một nền tảng quản trị đồng nhất cả hệ thống vật lý lẫn hệ thống ảo hóa xuyên suốt toàn bộ kiến trúc mạng HP (HP FlexNetwork).

Module quản trị Mạng ứng dụng ảo của HP giúp tăng tốc triển khai ứng dụng với một bộ mẫu thiết lập kết nối tiêu chuẩn bao gồm trong đó các chỉ số xác định trước và chính sách cho các máy chủ ảo (server virtual machines -VMs) để quản trị và cấu hình các thiết bị chuyển mạch vùng biên (edge switch) trong toàn hệ thống mạng của Trung tâm dữ liệu. Phần cài đặt thêm Virtual Application Networks Manager VMware Plug-in đơn giản hoá quản trị  các máy ảo VMware bằng cách tự động thực thi chính sách mạng, cho phép các nhà quản trị tích hợp các tập thuộc tính kết nối giữa 2 nền tảng quản trị HP IMC và VMware.Nhờ đó, cùng với khả năng hỗ trợ từ đầu cuối đến đầu cuối (end to end), toàn bộ hệ thống ảo hóa cùng các ứng dụng đã được triển khai trên Mạng ứng dụng ảo có thể di chuyển tới bất cứ chi nhánh hoặc văn phòng nào, hoặc có thể di chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác mà các tác vụ vẫn hoạt động bình thường ngay cả tại thời điểm chuyển dịch.

Những thiết bị phần cứng từ máy chủ, kho dữ liệu và thiết bị an toàn bảo mật thông tin được HP thiết kế tối ưu cho môi trường điện toán đám mây, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giao diện lập trình ứng dụng mở rộng (HP IMC Extended Application Program Interface -APIs) cung cấp một nền tảng dịch vụ web mở, cho phép các nhà phát triển bên thứ 3 có thể tích hợp với các ứng dụng trong doanh nghiệp để mở rộng chức năng cốt lõi của hệ thống quản trị HP. Đồng thời, HP IMC cũng tích hợp với các giải pháp hệ thống trung tâm quản trị mạng khác của HP (HP Network Management Center – NMC) trong toàn bộ danh sách các sản phẩm nằm trong bộ phần mềm quản trị dịch vụ kinh doanh (HP Business Service Management – BSM). Cách tích hợp này cho phép nhóm các công nghệ lại với nhau để gắn kết các thành phần quản trị hiệu năng và độ sẵn sàng của hệ thống mạng, hệ thống ứng dụng, hệ thống máy chủ cùng các hệ thống ứng dụng kinh doanh bên trong nền tảng CNTT của khách hàng một cách toàn diện theo hướng từ dưới lên hoặc từ trên xuống.

Để hỗ trợ tối đa cho người dùng, HP cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết lập cho hệ thống mạng sẵn sàng nhằm giúp khách hàng nhanh chóng triển khai mạng kiến trúc HP và Mạng ứng dụng ảo. Bộ phận dịch vụ tư vấn công nghệ giúp các tổ chức tối ưu hóa hơn nữa hệ thống mạng với dịch vụ bảo vệ mạng ảo (Virtual Network Protection Service). Trong đó, HP tận dụng kinh nghiệm và những hệ thống mẫu tiêu biểu để thiết lập nên những bộ chuẩn về bảo mật ở lớp quản trị hệ thống mạng ảo hóa, nhằm giúp giảm bớt các mối nguy cơ tiềm tàng phổ biến khi xây dựng một hạ tầng mạng ảo hóa.

Minh Thiện

Giải pháp truyền thông đa phương tiện hiệu quả với Microsoft Lync

Đơn giản nhưng đa năng

Giao diện lớp ngoài đơn giản và thân thiện, giống như cửa sổ chat Yahoo hoặc Skype nhưng chứa đựng kết nối đa năng, đa phương tiện ở bên trong, đó là sức mạnh ẩn giấu của Microsoft Lync mà Tập đoàn Microsoft vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam đầu tháng 12/2010. Đây là thế hệ sản phẩm hỗ trợ trao đổi tin nhắn tiếp theo, cho phép kết nối người dùng theo những phương thức mới..

 

Microsoft Lync là một nền tảng độc lập, có thể tích hợp tin nhắn tức thời, hội họp có hỗ trợ âm thanh và video, họp hành qua web và kết nối mọi người theo cách tối ưu. Lync có một giao diện thân thuộc, tích hợp với những ứng dụng mà mọi doanh nghiệp đều biết đến và đang sử dụng, bao gồm Microsoft Office, Microsoft Sharepoint và Microsoft Exchange.

Ông Gurdeep Singh Pall, Phó chủ  tịch Microsoft Lync& Speech Group khẳng định: “Microsoft Lync thể hiện tầm nhìn của chúng tôi về việc thống nhất tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại của doanh nghiệp, mang đến một trải nghiệm có tính tương tác cao và cá nhân hơn với những chức năng như video độ nét cao HD, ghi âm hội thảo, và các chức năng xã hội như cập nhật tình trạng và đăng tải các bài tin tức”.

Các khách hàng trong đó có tập đoàn The Estee Lauder, Nikon, Đạihọc Marquette, France Telecom và Herreknectare đang triển khai Lync 2010 nhằm thay đổi phương thức liên lạc, chuyển hoá các công việc kinh doanh mà vẫn tiết kiệm chi phí.Tại Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu Khí Việt Nam (PVEP) đang sử dụng Lync với Sharepoint và Exchange, tạo thành giải pháp truyền thông hợp nhất vừa tăng năng suất làm việc của nhân viên vừa giảm đáng kể chi phí viễn thông, chi phí đi lại cùng nhiều hạng mục khác trên phạm vi toàn bộ Tổng công ty.

“Chúng tôi không muốn bị phụ thuộc vào một phương tiện thông tin duy nhất là thư điện tử”. Ông Trần Bình Minh, Phó Tổng giám đốc PVEP chia sẻ, “PVEP cần khả năng giải phóng con người khỏi những ràng buộc về thời gian và địa điểm. Và PVEP đã lựa chọn giải pháp Microsoft Lync, giúp các nhân viên của chúng tôi có thể liên lạc với nhau mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện”.

Gần đây, Microsoft vừa uỷ nhiệm Công ty tư vấn Forrester tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế và tìm ra rằng đối với một tổ chức tổ hợp, Lync 2010 cho phép tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được điều chỉnh theo rủi ro là 337%, bao gồm $6.35 triệu tiết kiệm chi phí trong vòng 3 năm, với chu kì trả dần là 12 tháng.

Ông Alexander Oddoz-Mazet – Giám đốc Kinh doanh Sản phẩm và Giải pháp khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Microsoft cho biết: “Ngoài việc thay đổi cách thức truyền thống mà chúng ta đang sử dụng khi liên lạc, các chuyên gia IT còn mong muốn Lync cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường hoặc loại trừ các hệ thống tổng đài cá nhân (Private Branch Exchange – PBX) truyền thống, nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian”.

Ông Alexander Oddoz-Mazet và các cộng sự tại Việt Nam đã trình diễn hội nghị truyền hình bằng Lync 2010 cho hình ảnh và âm thanh khá “nuột” với máy tính xách tay và đường truyền Internet thông thường trong tòa nhà.

Để đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin mọi nơi, mọi lúc, Microsoft Lync tối ưu hóa sức mạnh phần mềm, liên kết người dùng qua 3 phương thức: Cài đặt ứng dụng trên  máy tính; Sử dụng trực tiếp trên trình duyệt; Kết nối qua điện thoại thông minh. Ông Alexander Oddoz-Mazet cho biết, hầu hết các điện thoại thông minh sử dụng các hệ điều hành khác nhau đều có thể sử dụng được Lync. Những hệ điều hành của điện thoại chưa sử dụng được các ứng dụng Lync (hệ điều hành android) thì Microsoft cũng để ngỏ mã nguồn cho các nhà lập trình tiếp tục phát triển.

Thiết bị và những ứng dụng mới

Đến đầu tháng 12/2010, hơn 35 đối tác của Microsoft đã công bố hơn 100 ứng dụng mới và các thiết bị thiết kế đặc biệt dành riêng cho Lync. Các thiết bị phần cứng, bao gồm các loại tai nghe, webcam, điện thoại liên lạc qua Internet, các hệ thống liên lạc trực tuyến và điểm đầu cuối USB, đã được các đối tác như Polycom Inc và Aastra Technologies tối ưu hóa riêng cho Lync.

Polycom đã công bố giải pháp liên lạc trực tuyến đầu tiên được thiết kế riêng cho hoạt động liên thông với Lync, thông qua các chuỗi Polycom HDX và Polycom UC Intelligent Core. Cả hai giải pháp đều cho phép các cá nhân và tổ chức có thể cộng tác một cách tự nhiên và không hề tốn công sức với mọi khoảng cách.

“Thông qua cam kết giữa chúng tôi và Microsoft nhằm đưa ra các giải pháp chuẩn mực linh động, Polycom đang làm thay đổi liên lạc thương mại với các trải nghiệm liên lạc dễ hiểu nhất và mang tính trực giác nhất, bao gồm video độ nét cao HD, các chức năng chia sẻ giọng nói và nội dung trong các phòng họp, lớp học và các địa điểm hội thảo trong doanh nghiệp”. Ông Andy Miller, Chủ tịch đồng CEO của Polycom cho biết.

Thêm vào đó, hơn 30 đối tác đang tung ra các ứng dụng trên nền tảng Lync dành cho các tổ chức cá nhân và cộng đồng dưới bất kì hình thức và quy mô nào. Các giải pháp bao gồm trung tâm liên lạc, ghi âm cuộc gọi, kế toán, các dịch vụ quản lý hoạt động và các ứng dụng mới kết nối liên lạc trong phạm vi qui trình kinh doanh. Các đối tác bao gồm Aspect Software Inc, Convergent Media Systems Corp, Pronton Media Inc vàWortell.

Một số đối tác như viễn thông Anh ( British Telecom- BT), HP, Dell, Dimension Data và Verizon Business đang cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng đánh giá, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng Lync.

“Phổ thông hóa” Lync vào các sản phẩm

Microsoft Lync là một thương hiệu mới của dòng sản phẩm Microsoft Communications Server (chạy trên máy chủ của doanh nghiệp), Microsoft Office Communications Online (hoạt động trực tuyến) và Microsoft Office Communicator (sản phẩm chạy trên máy trạm). Trong phiên bản mới 2010, Microsoft cũng bổ sung thêm giờ đây cũng được đổi tên thành Microsoft Lync Online và Lync Client 2010.

Nói về thế mạnh cạnh tranh của Lync2010, ông Alexander Oddoz-Mazet nhận xét: Đa số người dùng thiết bị IT đều quen thuộc và đang sử dụng những sản phẩm của Microsoft (hệ điều hành, office, cổng điện tử…). Lync có khả năng liên kết và tận dụng tối đa năng lực của các sản phẩm đó nên sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn so với những giải pháp tương tự của các hãng khác. Đây chính là thế mạnh vượt trội Lync được thừa hưởng từ thương hiệu Microsoft. Hơn nữa, trong “cuộc chiến” cạnh tranh cung cấp giải pháp cho quân đội Mỹ, Microsoft Lync đã thắng thế vì chứng minh được mức độ bảo mật cao nhờ mã hóa tín hiệu ở mức 256 bit.

Từ ngày 1/12/2010, Microsoft Lync 2010 và Microsoft Lync Server 2010 đã sẵn sàng cho các doanh nghiệp dưới mọi quy mô. Đồng thời, Microsoft Lync Online sẽ được cung cấp như một phần của Office 365. Chức năng giọng nói có thể được áp dụng trong năm 2011. Lync Online bao gồm tin nhắn tức thời, hội nghị qua âm thanh và hình ảnh và các cuộc gọi từ PC đến PC.

Đại diện Microsoft cho biết, để sử dụng giải pháp này, doanh nghiệp có thể đầu tư server chủ của riêng mình hoặc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để chạy trực tiếp các ứng dụng. Chi phí ban đầu bao gồm licence Microsoft Lync Server 2010 giá 700 đô la Mỹ. Chi phí cho mỗi người dùng (user) là 30USD/người/năm.

Anh Ngọc (Nguồn TapchiBCVT)

Thiết bị lưu trữ Oracle Sun ZFS

Các tổ chức ngày nay thường triển khai hỗn hợp các phương thức lưu trữ DAS, NAS và SAN trong hạ tầng IT và trung tâm dữ liệu của họ.
Hình 1. Môi trường lưu trữ phức hợp

Những “đảo” lưu trữ này thường được cài đặt để hỗ trợ các ứng dụng đơn lẻ và đã phát triển mà không có sự xem xét thích đáng về một chiến lược lưu trữ toàn diện hoặc hoạch định dung lượng. Cách tiếp cận như thế chắc chắn sẽ dẫn đến:

  • Lãng phí dung lượng do chi phí đĩa và dữ liệu trùng lặp.
  • Khả năng mở rộng bị giới hạn cho sự tăng trưởng trong tương lai.
  • Các hệ thống đĩa và công nghệ khác nhau tạo ra hiệu năng kém và nhiều thách thức.

Unified storage mang sự phổ biến của các dịch vụ dữ liệu NAS đến cho các môi trường SAN. Các tổ chức sử dụng unified storage để:

  • Chia sẻ tập tin (Windows, Linux, UNIX).
  • Bảo vệ dữ liệu (mirroring, RAID, snapshots, replication, backup, và archiving).
  • Rút gọn hạ tầng lưu trữ với sự hợp nhất (file-based NAS sử dụng các giao thức mạng tiêu chuẩn, block-based SAN sử dụng Fibre Channel và iSCSI trong một nền tảng unified storage đơn lẻ).
  • Các môi trường máy chủ ảo (lưu trữ chia sẻ cho công nghệ ảo hoá chẳng hạn như Oracle Virtual Machine và VMware’s vMotion, High Availability, và Distributed Resource Scheduling).

I.1. Những cải tiến công nghệ lưu trữ chủ chốt của Oracle:

Các nhà cung cấp như EMC và NetApp đã khai phá thị trường unified storage trong nhiều năm qua, mang SAN và NAS đến với nhau bằng nhiều công nghệ khác nhau. Oracle tạo ra một giải pháp unified storage cải tiến thật sự với các công nghệ chủ chốt, bao gồm hybrid storage pools, real-time analytics và phần mềm quản trị lưu trữ mạnh mẽ được truy cập qua trình duyệt web tiêu chuẩn.

I.1.1. Hybrid storage pools:

Công nghệ hybrid storage pools cho phép phân chia một cách liền lạc bộ nhớ, các ổ đĩa Flash và ổ đĩa cứng với Oralce Solaris ZFS. Bằng cách tự động cấp không gian từ vùng lưu trữ đã phân chia, tuỳ thuộc vào các data access pattern, Oracle Solaris ZFS đơn giản hoá việc quản trị lưu trữ, làm giảm chi phí và tối ưu hoá hiệu năng.

Hình 2. Hybrid storage pool

Những ưu thế về tốc độ cùng với việc giá thành đang giảm một cách nhanh chóng, làm cho công nghệ Flash trở thành một lựa chọn lưu trữ khả thi trong trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Những ưu điểm của Flash bao gồm:

  • Hiệu năng: công nghệ Flash hoàn thành các tác vụ trong vài micro giây, đặt nó ở vị trí đứng giữa đĩa cứng (mili giây) và DRAM (nano giây) về thời gian truy cập. Không có các bộ phận chuyển động, Flash loại bỏ thời gian tìm kiếm và độ trễ quay vòng liên quan đến đĩa cứng. Kết quả là, dữ liệu truyền đến và từ phương tiên lưu trữ solid-state nhanh hơn các đĩa cứng từ tính có thể mang lại – với enterprise Flash đang cung cấp hàng chục ngàn đến hàng triệu IOPS so với hàng trăm IOPS của đĩa cứng.
  • Tiêu thụ điện năng thấp: các ổ đĩa cứng tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể để vận hành motor và quay các phiến đĩa. Ngược lại, Flash sử dụng vi mạch tích hợp và không có các bộ phận chuyển động, do đó tiêu thụ điện năng chỉ bằng một phần nhỏ của đĩa cứng. Thật vậy, enterprise Flash chỉ sử dụng 5% khi ở trạng thái rỗi và 15% khi hoạt động so với đĩa cứng.
  • Chi phí: mặc dù chi phí cho 1 GB của đĩa cứng thấp hơn 1GB của enterprise Flash, nhưng giá tiền trên dung lượng không phải là các thức duy nhất để đo lường chi phí. Hiệu quả dung lượng, giá thành trên IOPS và chi phí vận hành cũng cần phải được đánh giá. Các môi trường đang tìm cách tối ưu hoá IOPS thường sử dụng phương pháp “short-stroke” các ổ đĩa để giảm độ trễ tìm kiếm, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả dung lượng và tăng chi phí trên mỗi GB lưu trữ khả dụng lên từ 4-10 lần. Thêm vào đó, khi giá điện tăng lên và giá thành bộ nhớ Flash giảm xuống, chi phí liên quan trên mỗi GB khả dụng và chi phí trên IOPS của bộ nhớ Flash được cải thiện. Ví dụ, chi phí cho đĩa cứng xấp xỉ 1.25$/IOPS so với 0.02$/IOPS của enterprise Flash.
  • Độ tin cậy: hệ số MTBF của Flash là 2 triệu giờ so với 1.2 triệu giờ của đĩa cứng.

I.1.2. DTrace Analytics:

Phần mềm DTrace Analytics của Oracle cung cấp môi trường phân tích trực quan và toàn diện cho hệ thống lưu trữ, với các công cụ phân tích và giám sát đồ hoạ thời gian thực để giúp người quản trị lưu trữ:

  • Nhanh chóng và dễ dàng định vị và quản lý các điểm nóng và thắt cổ chai.
  • Chủ động gỡ rối các vấn đề về lưu trữ và network.
  • Hiểu rõ cấu hình và những thay đổi ứng dụng ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống lưu trữ.
  • Cấp phát lưu trữ bổ sung (DRAM, SSD và đĩa cứng) và thực hiện hoặc định dung lượng mà không phải phỏng đoán.
Hình 3. DTrace output screen

I.1.3. Oracle Solaris ZFS:

Hệ thống tập tin tiên tiến là một cải tiến unified storage khác làm đơn giản hoá việc quản trị trong khi giảm thiểu lỗi. Oracle Solaris ZFS (Zettabyte File System) bao gồm nhiều cải tiến chủ chốt như:

  • Virtual storage pools: không như các file system truyền thống đòi hỏi một volume manager riêng biệt, Oracle Solaris ZFS tích hợp các chức năng volume manager. Thay vì ánh xạ một-một như thông thường giữa file system và các volume liên quan của nó, Oracle Solaris ZFS sử dụng một mô hình storage pool. Oracle Solaris ZFS tách file system khỏi vùng lưu trữ vật lý giống như cách mà bộ nhớ ảo tách không gian địa chỉ từ bộ nhớ vật lý, cho phép sử dụng các thiết bị lưu trữ hiệu quả hơn. Không gian được chia sẻ một cách linh động giữa nhiều file system từ một storage pool đơn và được chia khỏi pool khi file system yêu cầu nó. Vùng lưu trữ vật lý có thể được thêm vào các storage pool một cách tự động, không làm gián đoạn các dịch vụ. Khi dung lượng không còn được đòi hỏi bởi một file system trong pool, nó trở nên sẵn sàng cho các file system khác.
  • Toàn vẹn dữ liệu: Oracle Solaris ZFS sử dụng một số kỹ thuật để giữ dữ liệu trên đĩa tự duy trì và loại trừ sự hư hỏng dữ liệu thầm lặng, chẳng hạn như copy-on-write và end-to-end check summing. Copy-on-write có nghĩa là dữ liệu được ghi vào một block mới trên media trước khi các pointer đến dữ liệu được thay đổi và việc ghi được xác nhận. Thêm vào đó, dữ liệu được đọc và kiểm tra định kỳ để giúp đảm bảo sự chính xác, và bất kỳ lỗi nào được phát hiện trong một mirrored pool sẽ được sửa chữa một cách tự động để bảo vệ chống lại sự mất mát dữ liệu tốn kém tiền bạc và thời gian và những hư hỏng dữ liệu thầm lặng không thể phát hiện trước đây. Sự sửa lỗi được hỗ trợ bởi RAID-Z, sử dụng các hoạt động parity, striping và atomic (“all or nothing”) để giúp đỡ trong việc dựng lại các dữ liệu đã bị hỏng.
  • Hiệu suất cao: Oralce Solaris ZFS đơn giản hoá các code path từ ứng dụng đến phần cứng, mang lại thông lượng được duy trì liên tục ở tốc độ cao. Các thuật toán định vị block trăng tăng tốc các tác vụ ghi và hợp nhất nhiều thao tác ghi ngẫu nhiên nhỏ thành một hoạt động liên tục hiệu quả hơn. Thêm vào đó, dữ liệu được dàn trãi một cách tự động trên tất cả thiết bị lưu trữ sẵn có để cân bằng I/O và tối đa hoá thông lượng. Oracle Solaris ZFS ngay lập tức bắt đầu định vị các block từ thiết bị ngay khi chúng được thêm vào storage pool, gia tăng hiệu quả băng thông khi mỗi thiết bị được thêm vào hệ thống.
  • Quản trị đơn giản: Oracle Solaris ZFS tự động hoá nhiều tác vụ quản trị để tăng tốc hiệu năng và loại trừ các lỗi chung. Việc tạo các file system nhanh và dễ dàng. Không cần phải cấu hình hay tái cấu hình các thiết bị lưu trữ bên dưới hoặc các volume – những tác vụ này được thực hiện tự động khi thiết bị được thêm vào một storage pool. Thêm vào đó, người quản trị có thể đảm bảo một dung lượng tối thiểu cho file system hoặc thiết lập một hạn mức để giới hạn kích thước tối đa.

I.2. Các thành phần Unified Storage:

Nhiều nhà cung cấp unified storage khác chỉ làm việc đơn giản là đóng gói chức năng blockbased (SAN) vào trong một hệ thống filebased (NAS) có sẵn. Để mang lại một giải pháp unified storage sáng tạo thực sự, Oracle kết hợp các thành phần tiêu chuẩn và open network cùng với Oracle Solaris ZFS, enterprise Flash và Dtrace Analytics vào trong thiết bị Oracle Sun ZFS Storage Appliance.

Các thành phần cơ bản của một Oracle Sun ZFS Storage Appliance là một storage controller (bộ điều khiển lưu trữ) hiệu suất cao, các storage expansion shelve (khay chứa đĩa mở rộng), hệ điều hành Oracle Solaris (bao gồm ZFS và Dtrace Analytics), và một giao diện người dùng dựa trên nền web dễ sử dụng để thiết lập, giám sát và quản trị. Oracle Unified Storage cũng bao gồm một bộ phong phú các dịch vụ dữ liệu tích hợp và phần mềm quản trị lưu trữ mà không cần chi phí phát sinh khác.

Họ sản phẩm Oracle Sun ZFS Storage Appliance bao gồm các phiên bản:

  • Sun ZFS Storage 7120:
    • Dung lượng lên đến 120TB (raw)
    • 24 GB DDR3 DRAM
    • 96 GB Write Flash
  • Sun ZFS Storage 7320:
    • Tuỳ chọn cluster cho khả năng sẵn sàng cao
    • Dung lượng lên đến 192TB (raw)
    • Tối đa 144GB DRAM
    • Tối đa 4TB flash-enabled read-cache
    • Tối đa 288GB flash-enabled write-cache
  • Sun ZFS Storage 7420:
    • Dung lượng (raw) lên đến 1.15PB (petabyte)
    • Tối đa 1TB DDR3 DRAM
    • Tối đa 4TB flash-enabled read-cache
    • Tối đa 1.7TB flash-enabled write-cache
  • Sun ZFS Storage 7720:
    • Dung lượng (raw) lên đến 720TB
    • Tối đa 1TB DDR3 DRAM cache
    • Tối đa 4TB flash-based read-cache
    • Tối đa 432GB flash-based write-cache

Các tuỳ chọn kết nối mạng bao gồm:

  • Standard 4 x 1 Gb Ethernet ports
  • Optional dual-port 10 Gb Ethernet (optical)
  • Optional dual-port 1 Gb Ethernet (optical) hoặc quad-port 1 Gb Ethernet (copper)
  • Optional dual-port 40 Gb InfiniBand 4x QDR HCA
  • Optional 4 hoặc 8 Gb Fibre Channel HBA để kết nối Sun ZFS Storage Appliance như một thiết bị block vào Fibre Channel SANs.
Hình 4. Bảng so sánh chi tiết thông số kỹ thuật của các model Sun ZFS Storage Appliance

II. CÁC LỢI ÍCH CỦA UNIFIED STORAGE

Unified Storage giúp tăng tốc việc kinh doanh và giảm chi phí IT. Giải pháp unified storage của Oracle là một nền tảng lưu trữ lý tưởng cho cho một phạm vi ứng dụng rộng lớn, bao gồm:

  • Web infrastructure và content management
  • File services và infrastructure
  • Virtualization và consolidation
  • Cloud computing/storage
  • Databases và Online Transaction Processing (OLTP)
  • Video streaming
  • Sao lưu và bảo vệ dữ liệu
  • Business continuity và disaster recovery
  • High Performance Technical Computing

II.1. Tối ưu hoá hiệu năng:

Oracle Unified Storage có thể giúp các tổ chức đáp ứng những yêu cầu về hiệu năng đang tăng lên lên của họ, trong khi mang đến sự tiết kiệm ấn tượng so với các giải pháp lưu trữ truyền thống. Hybrid storage pools lưu trữ và di trú dữ liệu một cách thông minh và tự động giữa DRAM, Flash và đĩa cứng, liên tục tối ưu hoá hiệu năng và hiệu quả trong khi quản lý một cách trong suốt toàn bộ nền tảng như một storage pool đơn. Những lợi ích kinh doanh vượt khỏi hiệu năng và tính kinh tế, bao gồm cả cải thiện năng suất người dùng và khả năng linh hoạt tốt hơn để đáp ứng những cơ hội kinh doanh mới. Bởi vì Oracle Unified Storage cung cấp thông lượng cao hơn và khả năng sẵn sàng tốt hơn cho các ứng dụng kinh doanh, nó có thể giúp để cải thiện năng suất người dùng. Các ứng dụng có thể được mở rộng đến những cấp độ mới khi những thắt cổ chai lưu trữ được giải quyết. Điều này có thể cho phép số lượng người dùng lớn hơn có thể được phục vụ với thời gian đáp ứng nhanh, ngay cả trong những lúc cao điểm.

II.2. Quản trị đơn giản:

Sun ZFS Storage Appliance của Oracle cung cấp các các tổ chức một nền tảng linh hoạt mà có thể đáp ứng nhiều kiểu storage workload (tải lưu trữ) khác nhau trong khi giảm sự phức tạp của việc quản trị và mang lại một số lợi ích bao gồm:

  • Khả năng tận dụng phần cứng chuẩn công nghiệp để giảm chi phí sản phẩm trong khi cũng bao gồm các công nghệ tiên tiến để thúc đẩy hiệu năng và độ tin cậy.
  • Tính linh hoạt để lưu trữ dữ liệu file với các giao thức NAS cũng như dữ liệu block thông qua các giao thức SAN sử dụng giao tiếp iSCSI và Fibre Channel, cho phép người quản trị lưu trữ hợp nhất nhiều workload vào trong một nền tảng lưu trữ đơn.
  • Sự tích hợp một số tính năng phần mềm tiên tiến cho việc cấp phát, bảo vệ dữ liệu và quản trị hệ thống để cải thiện hệ số sử dụng và đơn giản hoá việc quản trị.
  • DTrace giúp người quản trị lưu trữ chẩn đoán và giải quyết sự cố một cách nhanh chóng, và cho phép họ save, export và replay các phân tích.

III. TRIỂN KHAI

Việc triển khai một hệ thống Oracle Unified Storage có thể được tóm tắt trong 6 bước.

  1. Lắp đặt phần cứng và cấu hình giao tiếp mạng chính thông qua cổng serial:
    Một khi phần cứng các đã được gắn lên rack và nối các dây cáp, kết nối đến thiết bị thông qua cổng serial và gán một địa chỉ IP vào giao diện quản trị.
  2. Khởi động trình duyệt web:
    Một giao diện trình duyệt an toàn dựa trên công nghệ AJAX được tích hợp sẵn. Các trình duyệt được hỗ trợ gồm Firefox, Internet Explorer 6 và 7, Opera, và Safari.
  3. Cấu hình networking (bao gồm name services và system clock):
    Các name service được hỗ trợ bao gồm DNS và NIS. Ngày giờ có thể được cấu hình để sử dụng NTP hoặc cập nhật thủ công.
  4. Cấu hình tuỳ chọn một hoặc nhiều directory service:
    Các directory service được hỗ trợ bao gồm Active Directory, LDAP và NIS.
  5. Cấu hình storage pool:
    Cấp phát không gian đĩa cho hybrid storage pools và gán chúng đến các server.
  6. Cấu hình các tính năng RAS:
    Những tính năng này bao gồm độ tin cậy, khả năng sẵn sàng, khả năng dịch vụ, báo động và cảnh báo ngưỡng, phone home, v.v…

Nguồn : Tinhte

Fujitsu Primergy RX300 S7 – Thách thức mọi đối thủ

Fujitsu luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm của mình không ngừng đưa ra những model mới phù hợp với mọi đối tượng người dùng . Nhân dịp Fujitsu ra mắt dòng Primergy RX300 S7 phiên bản nâng cấp sử dụng công nghệ xử lý thế hệ mới trên phiên ban RX 300 S6 Kênh giải pháp xin giới thiệu đến các bạn những thông tin cũng như hình ảnh mới nhất .

Với  hình dáng bên ngoài được nâng cấp trên phiên bản RX300 S6 nên không có gì thay đổi nhiều với thiết kế ứng dụng xủ lý và áp dụng công nghệ ảo hóa nên trên phiên bản RX300 S7 cũng không nâng lên về khả năng lưu trữ cũng như thay đổi mảng HDD lưu trữ trên 1 Chassis 2U

Thiết kế bên trong với việc sự dụng bộ xử lý thế hệ mới E5 2600 đáp ứng cá nhu cầu xử lý và ảo hóa tốc độ cao . Bên cạnh đó nhằm đáp ứng khả năng tận dụng nâng cấp bộ nhớ tối đa cho môt Server đơn thuần Fujitsu cũng đã nâng lên 24 Slot DIMM Ram có khả năng sử dụng tới 768GB RAM

Một LSI-based PCI Express card hỗ trợ cấu hình RAID, bao gồm hai connector nối vào ổ đĩa phía sau. Card có khả năng hỗ trợ 6Gbits/sec SAS drive, và có thể nâng cấp thông qua SAS expander để có thể sử dụng 12 ổ cứng.

Thậm chí với RAID controller bên trong, server vẫn còn có khả năng mở rộng đáng kể: bảy khe PCI Express hỗ trợ low-profile card. Ngoài ra, server còn hỗ trợ bộ nguồn dự phòng. Về mặt tiết kiệm năng luợng thì đây cũng là một thành công của Fujitsu, với khả năng tiêu thụ 136W ở trạng thái nghỉ ngơi, và cao nhất là 270W.

Chip iRMC S2 trên bo mạch cho phép sử dụng giao diện web thông minh, và bạn có thể xem đuợc trạng thái của những thành phần quan trọng và năng luợng tiêu thụ. ServerView Suite chỉ đuợc sử dụng cho Server Management như là giám sát, cập nhật phần cứng từ xa và các chức năng cảnh báo.

Những tính năng trên vẫn là những ưu điểm chính của Fujitsu RX300 S7 , hiện với chi phí đầu tư cho 1 hệ thống Server thế hệ mới Fujitsu cũng sẽ là một trong những thương hiệu bạn nên quan tâm ngoài IBM , DELL , CISCO , HP …. với mức giá hợp lý tại thị trường VN . Hi vọng các bạn sẻ sớm được trải nghiệm với Fujitsu Primergy RX300 S7 .

English
Exit mobile version