Steve Jobs – Chiến binh cuối cùng của niềm đam mê?

Như các bạn đã biết, vào tuần trước Steve Jobs đã quyết định sẽ không tham gia các triển lãm Macworld Expo. Như vậy, thế giới công nghệ đã mất thêm một người có khả năng khuấy đảo mọi sự chú ý bằng những lời diễn thuyết hùng hồn và hấp dẫn. Nếu ta điểm lại những người như Steve Jobs, có vẻ một thế hệ CEO kì cựu đang dần biến mất.

Bill Gate (phải) đã lui về hậu trường, rất nhiều khả năng Steve Jobs cũng sẽ theo chân ông.

Từ sau lời chia tay của Bill Gates– nhà đồng sáng lập Microsoft– tại triển lãm công nghệ CES năm vừa qua, một thực tế đã trở nên rõ ràng, rằng sẽ không còn nhiều ngôi sao sáng có khả năng gây náo loạn làng công nghệ thế giới.

Điều này sớm hay muộn rồi cũng sẽ xảy ra. Ánh hoàng hôn đang dần phủ lên thế hệ của những người sáng tạo nên chiếc PC, những người thương mại hoá Internet và những người đã gây dựng công ty của họ trở thành những gã khổng lồ trên thị trường công nghệ.

Trong những ngày đã qua, Gates thường nói về ước mơ cũng như kế hoạch thực hiện ước mơ thống trị thế giới của mình. Scott McNealy– nhà đồng sáng lập Sun Microsystems luôn là đối thủ xứng đáng của Gates. Craig Barrett cựu CEO thẳng thắn bộc trực của Intel, người đã thúc đẩy sự phát triển của hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới, và mở ra tương lai cho thế hệ máy tính di động.

Ngày nay, những người này đã bước khỏi vũ đài một thời của mình, và quan tâm nhiều đến chính trị, giáo dục và các công việc từ thiện hơn là công nghệ. Ngay cả một số người cùng thế hệ vẫn còn đảm đương nhiệm vụ như Larry Ellison– CEO của Oracle, thì báo giới vẫn chỉ nói nhiều về du thuyền và máy bay riêng của ông hơn là những bài diễn thuyết đình đám.

Thế giới đã không còn những CEO của lòng đam mê?

Tất nhiên, thế giới công nghệ hiện nay có rất nhiều những CEO tài năng, nhưng họ thuộc một thế hệ khác và mang một phong cách hoàn toàn khác. Kể cả những hãng công nghệ đã trở nên thống trị như Intel và Microsoft, họ cũng không còn muốn một CEO mang đậm dòng máu công nghệ trong mình, mà thay vào đó, họ cần một doanh nhân, một nhà quản lí như kiểu Paul Otellini của Inter, Steve Ballmer của Microsoft, Mark Hurd của Hewlett-Packard và Sam Palmisano của IBM. Những người này hẳn có rất nhiều fan hâm mộ trong các trường kinh tế tài chính, nhưng các kĩ sư công nghệ sẽ không xếp hàng để xin chữ kí của họ.

Điều này cũng thực sự dễ hiểu, khi mà công ty của bạn đã trở nên lớn mạnh, bạn sẽ cần một CEO với khả năng nắm vững thị trường, có khả năng khơi dậy nhiệt huyết nhân viên và thu hút các nhà đầu tư. Họ là những người có khả năng quản lí hàng ngàn nhân viên, mời chào khách hàng nồng nhiệt và làm xoa dịu phố Wall.

Vậy có còn những CEO thực sự “công nghệ”? Tất nhiên rồi, những ngôi sao của thế hệ Web 2.0 như Eric Schmidt, Sergey Brin, và Larry Page của Google, Mark Zuckerberg của Facebook là những ví dụ điển hình. Nhưng không ai trong số họ là nhà hùng biện có khả năng hút hồn người nghe. Tương tự như vậy, Shantanu Narayen của Adobe và Dirk Meyer của AMD là những kĩ sư công nghệ hàng đầu, nhưng họ hợp hơn với các phòng thí nghiệm hơn là các triển lãm công nghệ.

Cuối cùng, người còn lại duy nhất có khả năng lôi cuốn đám đông bằng những bài diễn thuyết về công nghệ có lẽ là Michael Dell. Nhưng dường như ông quá bận rộn để có thời gian xuất hiện trước công chúng.

Quay trở lại với Steve Jobs, ngay cả khi ông không còn phát biểu tại Macworld Expo, thì mọi người vẫn còn yên tâm vì ông chưa tuyên bố về hưu. Jobs vẫn hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của thế giới một khi ông có điều gì muốn nói. Nhưng một khi Steve rời bỏ công ty, mọi người hẳn sẽ còn nuối tiếc những ngày mà mình cảm thấy phát rồ khi nghe ông giới thiệu sản phẩm mới, những ngày mà người yêu công nghệ cảm thấy mình như trẻ em đón chờ quà Giáng Sinh.

Quang Trung (theo Fortune)

Goodbye my Lover…

Did I disappoint you or let you down?
Should I be feeling guilty or let the judges frown?
‘Cause I saw the end before we’d begun
Yes I saw you were blinded and I knew I had won
So I took what’s mine by eternal right
Took your soul out into the night
It may be over but it won’t stop there
I am here for you if you’d only care
You touched my heart, you touched my soul
You changed my life and all my goals
And love is blind and that I knew when
My heart was blinded by you
I’ve kissed your lips and held your hand
Shared your dreams and shared your bed
I know you well, I know your smell
I’ve been addicted to you

[x2]
Goodbye my lover
Goodbye my friend
You have been the one
You have been the one for me

I am a dreamer and when I wake
You can’t break my spirit – it’s my dreams you take
And as you move on, remember me
Remember us and all we used to be
I’ve seen you cry, I’ve seen you smile

I’ve watched you sleeping for a while
I’d be the father of your child
I’d spend a lifetime with you
I know your fears and you know mine
We’ve had our doubts but now we’re fine
And I love you, I swear that’s true
I cannot live without you

[x2]
Goodbye my lover
Goodbye my friend
You have been the one
You have been the one for me

And I still hold your hand in mine
In mine when I’m asleep
And I will bare my soul in time
When I’m kneeling at your feet

[x2]
Goodbye my lover
Goodbye my friend
You have been the one
You have been the one for me

I’m so hollow, baby, I’m so hollow
I’m so, I’m so, I’m so hollow
I’m so hollow, baby, I’m so hollow
I’m so, I’m so, I’m so hollow…

For a Happier Life

Want a Happier Life?
  1. Realize that enduring happiness doesn’t come from success. People adapt to changing circumstances—even to wealth or a disability. Thus, wealth is like health: its utter absence breeds misery, but having it (or any circumstance we long for) doesn’t guarantee happiness.
  2. Take control of your time. Happy people feel in control of their lives. To master your use of time, set goals and break them into daily aims. Although we often overestimate how much we will accomplish in any given day (leaving us frustrated), we generally underestimate how much we can accomplish in a year, given just a little progress every day.
  3. Act happy. We can sometimes act ourselves into a happier frame of mind. Manipulated into a smiling expression, people feel better; when they scowl, the whole world seems to scowl back. So put on a happy face. Talk as if you feel positive self-esteem, are optimistic, and are outgoing. Going through the motions can trigger the emotions.
  4. Seek work and leisure that engages your skills. Happy people often are in a zone called “flow”—absorbed in tasks that challenge but don’t overwhelm them. The most expensive forms of leisure (sitting on a yacht) often provide less flow experience than gardening, socializing, or craft work.
  5. Join the “movement” movement. An avalanche of research reveals that aerobic exercise can relieve mild depression and anxiety as it promotes health and energy. Sound minds reside in sound bodies. Off your duffs, couch potatoes.
  6. Give your body the sleep it wants. Happy people live active vigorous lives yet reserve time for renewing sleep and solitude. Many people suffer from a sleep debt, with resulting fatigue, diminished alertness, and gloomy moods.
  7. Give priority to close relationships. Intimate friendships with those who care deeply about you can help you weather difficult times. Confiding is good for soul and body. Resolve to nurture your closest relationship by not taking your loved ones for granted, by displaying to them the sort of kindness you display to others, by affirming them, by playing together and sharing together. To rejuvenate your affections, resolve in such ways to act lovingly.
  8. Focus beyond the self. Reach out to those in need. Happiness increases helpfulness (those who feel good do good). But doing good also makes one feel good.
  9. Keep a gratitude journal. Those who pause each day to reflect on some positive aspect of their lives (their health, friends, family, freedom, education, senses, natural surroundings, and so on) experience heightened well-being.
  10. Nurture your spiritual self. For many people, faith provides a support community, a reason to focus beyond self, and a sense of purpose and hope. Study after study finds that actively religious people are happier and that they cope better with crises.

Digested from David G. Myers, The Pursuit of Happiness (Avon Books, 1993)

—3 điều nên nhớ —

3 điều trong đời bạn khi đã đi qua không bao giờ lấy lại được
Thời gian
Lời nói
Cơ hội
3 điều trong đời bạn không được đánh mất
Sự thanh thản
Hy vọng
Lòng trung thực

3 thứ có giá trị nhất trên đời
Tình yêu
Lòng tự tin
Bạn bè

3 thứ trong đời không bao giờ bền vững được
Giấc mơ
Thành công
Tài sản

3 điều làm nên giá trị một con người
Siêng năng
Chân thành
Thành đạt

3 điều làm hỏng một con người
Rượu
Lòng tự cao
Sự giận dữ

Yêu thôi, chưa đủ!

Ai cũng biết, muốn có hôn nhân hạnh phúc trước hết phải có tình yêu. Vì vậy người ta dễ tin rằng cứ có tình yêu là sẽ có hôn nhân hạnh phúc. Thực tế, nhiều đôi yêu nhau thắm thiết vẫn nhanh chóng “tan đàn sẻ nghé”. Điều đó cho thấy, nếu chỉ có tình yêu, vẫn chưa đủ để thành vợ chồng.


Yêu cả đời?


Ngày nay, hầu hết các cuộc hôn nhân là tự nguyện và thường vẫn bắt đầu từ tình yêu. Thế nhưng tỷ lệ ly hôn không ngừng gia tăng, không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới, khiến người ta bắt đầu nghi ngờ sự bền vững của những cuộc hôn nhân chỉ có tình yêu.

Một công trình nghiên cứu Về ly dị và tái hôn ở Mỹ đưa ra con số: gần 50% những cuộc hôn nhân lần đầu đã kết thúc trong vòng 15 năm. Sau lần đổ vỡ ấy, có người tái hôn; nhưng số liệu về những cuộc hôn nhân lần thứ hai còn bi quan hơn: nhịp độ đổ vỡ cao gần gấp rưỡi lần thứ nhất. Trước những nỗi đau và mất mát vì đổ vỡ, nhiều người đã chọn chung sống không hôn thú. Nhưng sự thất bại của những cuộc “sống thử” còn cao hơn, 86% kết thúc bằng chia tay.


Tại sao hai người yêu nhau say đắm, chỉ muốn suốt đời được sống bên nhau mà lại khó đến vậy? Các nhà tâm lý phân tích, một trong những nguyên nhân chính khiến hôn nhân đổ vỡ là do chúng ta thường tin rằng, một khi hai người đã yêu nhau thì sẽ yêu đến suốt đời. Nhiều người lại chỉ tin vào những lời hứa, lời thề mà ít hiểu biết về những quy luật của tình cảm.

Thật ra, tình yêu, cho dù mãnh liệt, thiêng liêng cũng không nằm ngoài những quy luật đó, bởi nó cũng chỉ là một dạng tình cảm. Để có thể gắn bó suốt đời, vợ chồng không thể sống theo bản năng, mà phải biết cách nuôi dưỡng tình yêu để hấp dẫn nhau mãi. Nghĩa là, quá trình chung sống sau kết hôn không do tạo hóa “lập trình” sẵn, mà chúng ta phải nỗ lực tạo dựng. Nhiều thí nghiệm cho thấy, sau một thời gian chung sống, sức cuốn hút giữa hai người và sự nồng nàn của tình cảm cũng suy giảm.

Nhiều trí tuệ lớn của loài người đều cho rằng, ngôi nhà hạnh phúc phải được xây dựng trên nền móng tình yêu. Tình yêu sẽ giúp bạn vượt qua được những thử thách của cuộc sống vợ chồng. Song trong thực tế, chẳng ai có thể “mê như điếu đổ” một ai suốt đời. Bạn nên biết, con người ấy sẽ đổi thay và chính bạn cũng thay đổi.

Anh Quốc Hùng yêu cô Thu Sương cùng công tác ở một cơ quan của quận Hoàng Mai (TP Hà Nội). Ban đầu, sức cuốn hút của Thu Sương đối với Hùng không phải là nhan sắc, tài nội trợ mà chính ở khả năng chuyên môn của Sương. Ngoài những sở thích giống nhau, hai người còn tỏ ra ăn ý trong công việc và cả những lúc đi chơi. Tất cả những điều đó khiến Quốc Hùng đinh ninh mình sẽ sống hạnh phúc với Thu Sương suốt cả cuộc đời nên không ngần ngại kết hôn.

Nhưng, hai năm sau, khi đứa con đầu lòng ra đời, sức cuốn hút ban đầu suy giảm một cách tàn nhẫn, nhất là sau khi Hùng tính toán rằng đồng lương của vợ chỉ đủ chi phí cho việc trông con và thuê người giúp việc. Vì thế, Hùng thuyết phục Sương bỏ nghề, ở nhà làm nội trợ. Vậy là khả năng chuyên môn của Sương bị xếp xó, trong khi chính điều đó từng là động lực thúc đẩy họ kết hôn.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến hôn nhân đổ vỡ là tính mục đích của nó. Đã có bao giờ bạn nghĩ, ta kết hôn để làm gì? Nếu chỉ để yêu thì có thể không cần kết hôn. Nếu để được chung sống với người cộng sự thân thiết và có điều kiện giúp đỡ nhau trong công tác thì sao bạn lại biến vợ thành người nội trợ? Nếu bạn muốn có cô vợ xinh đẹp để hãnh diện với mọi người, sao bạn lại chê cô ấy không được thông minh? Nếu bạn lấy chồng vì anh ta có ngôi nhà đẹp, sao bạn lại ca thán vì anh ta không lãng mạn như một nhà thơ? Khác nào bạn mua cái mũ để đội nhưng lại than phiền vì nó không thể dùng để cắm hoa.

Vậy mà, những chuyện nực cười như thế vẫn thường xảy ra trong hôn nhân, khiến người ta thất vọng.


Chấp nhận nhau


Tình yêu thường phát sinh trên cơ sở hai người hợp nhau về nhiều mặt, là sự tiếp cận của hai thế giới phức tạp. Hai thế giới ấy có rất nhiều điểm khác nhau, những điểm ấy có tiếp cận được nhau hay không sẽ quyết định số phận của tình yêu.

Nhưng, khi chung sống với nhau, sự đồng điệu của hai tâm hồn lại thường gây ra buồn tẻ. Đời sống vợ chồng đòi hỏi phải có sự bù đắp cho nhau, cái mà người này không có lại tìm thấy ở người kia và họ ghép lại thành một đôi hoàn chỉnh. Bí quyết chung sống hạnh phúc không phải là “đồng hóa” nhau mà là biết chấp nhận sự không giống nhau ấy.

Khi yêu đương, tìm hiểu, người ta nhìn “đối tượng” qua một cặp kính thần. Nó phóng đại những ưu điểm lên hàng trăm lần và thu nhỏ những khuyết điểm cũng hàng trăm lần. Đến khi tình yêu suy giảm, “bà Tiên” lại thu mất cặp kính thần và ta lại nhìn người bạn đời đúng như con người thật của họ. Đó là chưa kể có trường hợp, còn soi ngược lại, phóng đại khuyết điểm và thu nhỏ ưu điểm lại khiến ta càng thất vọng hơn.

Kết hôn với người nào là lấy “trọn gói” con người đó, cả ưu và khuyết điểm của họ. Sai lầm của nhiều đôi vợ chồng trẻ là chỉ yêu ưu điểm. Có người luôn miệng chê bai và buộc đối tượng phải thay đổi theo ý muốn của mình. Đó là điều hoang tưởng. Chúng ta nên biết, khi tính cách con người đã định hình thì rất khó thay đổi.

Cô Thùy Linh (phố Hàng Bông, Hà Nội) lấy anh chồng họa sĩ. Khi yêu, cô rất thích ngồi xem anh vẽ. Những lúc tìm màu, anh như người lên đồng, vớ được cái gì pha màu vào cái đó. Từ bát đĩa, ly uống nước, thậm chí cả sàn nhà… chỗ nào cũng có thể pha màu. Lúc ấy, Linh cho đó là tác phong “nghệ sĩ” đáng yêu. Nhưng sau khi kết hôn, Linh gọi đó là cuộc sống… man rợ, không thể chấp nhận. Cô buộc anh phải gọn gàng, nền nếp. Thế là cãi nhau.

Lẽ ra người chồng phải tự thay đổi mình ít nhiều cho phù hợp với
mong muốn của vợ, và người vợ cũng phải chấp nhận trong chừng mực nào đó tính “nghệ sĩ” của chồng. Nghệ thuật chung sống hiện đại không phải là bắt người bạn đời phải biến đổi để mình khỏi phải biến đổi, mà là cố gắng chấp nhận nhau.

Có người nhìn những đôi vợ chồng hạnh phúc, cứ nghĩ họ may mắn tìm được người hòa hợp với mình. Thực ra không bao giờ có hai con người hoàn toàn hòa hợp với nhau. Họ sống êm ấm được vì biết chấp nhận nhau, biết tự biến đổi mình cho phù hợp với người bạn đời. Cho nên, ai có tính năng động, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, người đó có nhiều cơ may hạnh phúc hơn. Ai bảo thủ, tự cao tự đại, cho mình là khuôn vàng thước ngọc bắt người kia phải theo thì càng dễ thất vọng.

Có thể nói, tình yêu là điều kiện “cần” của hôn nhân nhưng chưa “đủ”. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải nỗ lực để thích nghi. Như thế khó quá chăng? Ai trong chúng ta không biết hạnh phúc là thứ chẳng dễ tìm!

English
Exit mobile version